Bị cước chân tay mùa đông phải làm thế nào cho nhanh khỏi?

Cước chân tay là tình trạng hay gặp phải mỗi khi mùa đông đến. Tình trạng này gây nên cảm giác đau rát khó chịu ở chân tay, khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt. Bị cước chân tay mùa đông phải làm như thế nào cho nhanh khỏi là thắc mắc mà rất nhiều người đang gặp phải hiện nay.

Hỏi: Mùa đông năm nay thời tiết lạnh giá khiến tay chân tôi có hiện tượng sưng đỏ và đau nhức ở đầu ngón tay và ngón chân. Tôi được biết đây là dấu hiệu của tình trạng cước chân tay hay gặp phải ở mùa đông. Vậy tôi muốn hỏi khi bị cước chân tay vào mùa đông thì cần làm như thế nào cho nhanh khỏi. Xin cảm ơn.
(Nguyễn Hoàng – Lạng Sơn)

Trả lời: Cảm ơn câu hỏi mà bạn Hoàng đã gửi về cho Phòng khám da liễu chúng tôi, sau đây các chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.
Bị cước chân tay mùa đông phải làm thế nào cho nhanh khỏi
Bị cước chân tay mùa đông phải làm thế nào cho nhanh khỏi

Cước chân tay là bệnh gì?

Cước chân tay là một dạng tổn thương ở trên da, tình trạng này thường xuất hiện ở ở ngón tay và ngón chân thường xuất hiện phổ biến vào mùa đông. Cước chân tay thường có biểu hiệu sưng tấy ở chân tay, ngứa ngáy, da bị rộp hoặc là nứt, cảm giác đau buốt nổi lên nhiều mụn nước gây lở loét và có thể kết vảy.

Bệnh thường xảy ra khi vùng da bên ngoài tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh ngoài trời và bị kích thích trong một khoảng thời gian dài, những người chịu lạnh kém sẽ sinh nên co thắt và rối loạn tuần hoàn máu gây tổn thương. Bệnh cước có 2 dạng đó là cước cấp tính và mãn tính.

Cước chân tay mùa đông làm thế nào cho nhanh khỏi

Những bệnh nhân khi bị cước chân tay vào mùa đông để có thể mau chóng khỏi bệnh và không phải chịu những tổn thương về bệnh cước nữa thì cần thực hiện những điều sau đây.

Sử dụng phương pháp điều trị dân gian

Người bệnh có thể sử dụng những biện pháp dân gian để điều trị tình trạng cước chân tay mùa đông và hạn chế tình trạng tê buốt, ngứa, lạnh ở chân tay bằng cách: Dùng lá lốt thái nhỏ đun sôi thêm với một chút muối, tiến hành ngâm chân tay vào nước lá lốt trong vòng 30 phút.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể thoa một chút dung dịch rượu anh đào lên những vùng bị tổn thương do cước chân tay, làm dịu cơn ngứa rát. Bên cạnh đó thì người bệnh có thể sử dụng gừng tươi thái lát mỏng và xát lên vùng bị cước, thực hiện như vậy khoảng 2 lần trong tuần.

Khi tay chân bị cước thì cần xoa một cách nhẹ nhàng để có thể tránh loét ở trên bề mặt da vì có thể gây nhiễm trùng. Nếu tình trạng bệnh cước nặng hơn thì cần tới cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị hợp lý.

Cần giữ ấm cho cơ thể

Cước chân tay thường xuất hiện vào mùa đông khi thời tiết rất lạnh, vì vậy với những người bệnh cước chân tay cần phải giữ ấm tuyệt đối cho cơ thể. Đặc biệt là ở tay và chân bởi đây là 2 bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Cần găng tay và tất chân khi trời rét và khi đi ra ngoài đường, tránh tiếp xúc với nước lạnh và các hóa chất tẩy rửa,...Thực hiện như vậy để ngăn ngừa bệnh cước bộc phát và phát triển nặng.

>>> Xem thêm: Bệnh da liễu là gì? Tìm hiểu về bệnh da liễu

Bổ sung chế độ dinh dưỡng khi bị cước chân tay

Vào mùa đông việc thiếu bổ sung nước chính là một phần nguyên nhân gây nên bệnh cước chân tay. Những người bệnh cần phải bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày kể cả những người bình thường thì một ngày cần trung bình từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày. Ngoài ra cần phải tăng cường các loại trái cây và rau xanh để cung cấp thêm các vitamin thiết yếu cho người bệnh.

Khi bị cước chân tay thì người bệnh cần lưu ý tránh dùng những loại thức ăn dễ gây kích ứng như hải sản, thịt gà, thịt bò, rượu bia,…Những loại thức ăn này sẽ làm người bệnh cước bị sưng ngứa hơn.

Thường xuyên tập thể dục và vận động

Vào mùa đông việc ngồi quá lâu và không hoạt động sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và mắc những vấn đề về khớp, đau lưng và là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng cước chân tay. Vì vậy khi vào mùa đông những người bệnh cược và tất cả mọi người cần cố gắng luyện tập để cơ thể được tuần hoàn, giúp lưu thông máu và giảm bớt tình trạng bệnh cước.

Không nên gãi khi bị cước

Khi bị cước thì các ngón chân ngón tay thường tấy đỏ hết lên và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Vì vậy nên có nhiều người không kiềm chế được và đã gãi lên những vết thương này. Điều này sẽ làm cho tình trạng bệnh cước thêm nặng và rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy những người bệnh cần hạn chế gãi để tránh việc làm tổn thương và trầy xước da.

Vậy là chúng tôi đã giải đáp những thắc mắc mà bạn Hoàng đã gửi về cho chúng tôi. Để có thể giúp cho tình trạng cước chân tay nhanh khỏi thì bạn có thể áp dụng những cách mà chúng tôi vừa giới thiệu phía trên. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

>> Bài viết được quan tâm nhiều nhất:

Nhận xét